Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.
Cảm biến ánh sáng được ứng dụng rất nhiều cho các loại thiết bị điện, mang đến sự tiện lợi cho người dùng. Đây là một loại tính năng thông minh và đang dần trở thành xu hướng cho các sản phẩm thiết bị điện, điện tử. Cùng tìm hiểu ngay về khái niệm cảm biến ánh sáng là gì và tham khảo nguyên lý hoạt động cũng như cách ứng dụng của nó ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Cảm biến ánh sáng là gì?
Cảm biến ánh sáng là thiết bị quang điện chuyển đổi ánh sáng (bao gồm cả ánh sáng nhìn thấy và ánh sáng dạng tia hồng ngoại) thành tín hiệu điện. Nó là một dạng thiết bị cảm biến thông minh có thể nhận biết được các biến đổi của môi trường thông qua mắt cảm biến. Từ đó, nó sẽ điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp.
Cảm biến này có thể nhận biết và điều chỉnh ánh sáng dựa trên các đi ốt quang học. Cảm biến ánh sáng được gọi là “thiết bị quang điện” hay “cảm biến ảnh vì năng lượng được chuyển đổi từ phonto sang electron.
Phân loại cảm biến ánh sáng
Cảm biến ánh sáng được chia thành 3 loại: Photoresistors (LDR), Photodiodes, Phototransistors.
Cảm biến Photoresistors (LDR)
Đây là loại cảm biến được sử dụng nhiều nhất trong các thiết bị cảm biến. Nó chính là chất cảm quang, hay còn được gọi là điện trở phụ thuộc ánh sáng (LDR). Chất cảm quang này có tác dụng kiểm tra xem đèn bật hay tắt. Và nó so sánh mức độ ánh sáng của môi trường theo tính chất tương đối trong suốt một ngày.
Chất phát quang này được làm từ một vật liệu bán dẫn có điện trở cao. Chất bán dẫn này rất nhạy với ánh sáng, có thể nhìn thấy ánh sáng gần với hồng ngoại.
Cách thức hoạt động:
Ứng dụng:
Nhờ vào cách thức hoạt động đó, loại cảm biến này được ứng dụng cho đèn đường, đèn quảng cáo ban đêm,…
Cảm biến Photodiodes
Photodiodes là một loại cảm biến khác, nó có thể thay đổi ánh sáng thành dòng điện. Nó được làm từ vật liệu silicon và gecmani. Thêm vào đó là nhiều bộ lọc quang lọc, ống kính tích hợp…
Cách thức hoạt động
Nguyên lý hoạt động của nó dựa vào hiệu ứng quang học bên trong. Khi có chùm ánh sáng chiếu vào, các electron sẽ bị nới lỏng tạo thành các lỗ cho dòng điện chạy qua. Ánh sáng càng lớn, lỗ hở giữa các electron càng to nên dòng điện sẽ càng mạnh.
Ứng dụng
Với cách thức cảm biến này, nó được ứng dụng cho nhiều thiết bị như:
Phototransistors
Loại cảm biến này thực chất chỉ là cảm biến Photodiodes nhưng nó khuyếch đại lên nhiều lần. Về nguyên lý hoạt đọng của nó giống với Photodiodes. Với sự khuếch đại đó, độ cảm biến được tăng lên rất nhiều nên sẽ được sử dụng cho các thiết bị yêu cầu độ cảm ứng cao hoặc có kích thước lớn.
Lợi ích và ứng dụng của cảm biến ánh sáng trong thực tế
Cảm biến ánh sáng mang đến rất nhiều lợi ích. Nó có thể thay thế sức người, tạo ra sự tiện lợi cho các thiết bị điện, điện tử. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến nhất của cảm biến sáng: